Thủ Tục Xuất Khẩu Bưởi Xoài Sấy Dẻo

Thủ Tục Xuất Khẩu Bưởi Xoài Sấy Dẻo
Ngày đăng: 27/04/2024 02:44 PM

    Thủ Tục Xuất Khẩu Bưởi Xoài Sấy Dẻo

     

    1. Thuế xuất khẩu và mã HS code của Xoài Sấy Dẻo

    2. Chính sách xuất khẩu Xoài Sấy Dẻo

    3. Bộ hồ sơ xuất khẩu Xoài Sấy Dẻo

     

     3.1. Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)

     

     3.2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

     

     3.3. Giấy chứng nhận y tế - Health Certificate (HC)

     

     3.4.Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certification)

     

    4. Lưu ý khi xuất khẩu Xoài Sấy Dẻo

     

    Việt Nam hiện đang nổi lên với những ưu thế vô cùng tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây sấy, nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố quan trọng. Diện tích trồng rộng lớn và đa dạng, kèm theo việc trồng nhiều loại cây trái quanh năm như thanh long, dứa, xoài, chuối, đu đủ, nhãn, chôm chôm, đặt nền móng cho một nguồn nguyên liệu đa dạng và ổn định.

    Công nghệ sấy trái cây ngày càng hiện đại và tiên tiến, đặc biệt với sự tiến bộ đáng kể trong 4 loại công nghệ chính như sấy nhiệt và sấy lạnh. Sự tiên tiến này không chỉ giúp bảo quản được hương vị tốt nhất mà còn duy trì được chất dinh dưỡng và màu sắc tự nhiên của trái cây, làm tăng giá trị gia công và thị trường xuất khẩu. Sản phẩm xoài sấy dẻo cũng là một sản phẩm đang được đầu tư phát triển trong những năm gần đây, đẩy mạnh xuất khẩu để đa dạng sản phẩm nông sản Việt Nam đến với bạn bè và khách hàng quốc tế.

     

    1.Mã HS code và thuế xuất khẩu Xoài Sấy Dẻo

          1.1 Mã HS code

     

    Theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 thì mặt hàng xoài sấy thuộc nhóm 0804.Mặt hàng xoài sấy không nằm trong danh mục chịu thuế xuất khẩu. Nên thuế xuất khẩu của mặt hàng này là 0%, VAT cũng 0%.

         1.2 Thuế xuất khẩu

     

    Thuế VAT: Hiện nay thuế VAT khi xuất khẩu bưởi đang được áp dụng là 0%

    Thuế xuất khẩu: Vì bưởi không nằm trong danh mục các mặt hàng phải chịu thuế khi xuất khẩu nên khi xuất khẩu bưởi doanh nghiệp xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu.

     

    2.Chính sách xuất khẩu Xoài Sấy Dẻo

     

     Để đảm bảo tuân thủ, bạn cần am hiểu về từng đầu mục cụ thể trong các thông tư và văn bản liên quan đến thực phẩm khi làm thủ tục xuất khẩu trái cây sấy khô.

    Điều 9 và Điều 10 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về hồ sơ và trình tự kiểm dịch thực vật xuất khẩu có quy định chi tiết về các thủ tục cần thiết.

    Chương 2 của Quyết định 10/2010/QĐ-TTg hướng dẫn về giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu cung cấp tt về các quy định liên quan. Mặc dù giấy này không được yêu cầu bởi hải quan, nhưng nếu đối tác nước ngoài đề xuất yêu cầu giấy CFS, doanh nghiệp có thể tuân thủ theo hướng dẫn của quyết định này.

    Khoản 1 của Điều 5 trong Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu cũng cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu.

     

    3. Bộ hồ sơ xuất khẩu Xoài Sấy Dẻo

    Vì xoài sấy khô không thuộc danh mục hàng hóa được quản lý chuyên ngành hoặc yêu cầu giấy phép, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy trình thông thường.

    Hồ sơ hải quan cho việc xuất khẩu trái cây sấy khô sẽ tuân theo quy định tại khoản 5 của Điều 1 trong Thông tư 39/2018/TT-BTC (đã được sửa đổi theo Điều 16 của Thông tư 38/2015/TT-BTC).Bộ hồ sơ bao gồm:

    • Tờ khai hải quan
    • Hợp đồng thương mại (sales contract)
    • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
    • Hoá đơn thương mại (commercial invoice)
    • Vận đơn đường biển (bill of lading)
    • Phiếu đóng gói hàng hoá (packing list)
    • Các chứng từ, giấy phép khác (nếu có)

    Chú ý: Ngoài ra, Quý Doanh nghiệp nên tham khảo chính sách quản lý hàng hóa tại nước nhập khẩu để có cái nhìn chi tiết và yêu cầu đối với mặt hàng này. Điều này giúp bạn chuẩn bị và bổ sung các chứng từ phù hợp trước khi thực hiện quy trình xuất khẩu một cách thuận lợi.

    *Các giấy tờ khác nếu người nhập khẩu yêu cầu gồm:

     

              3.1.  Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O):

     

    Chứng nhận xuất xứ không phải là một yếu tố bắt buộc trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan cho lô hàng, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích đặc biệt khi giao dịch trên các thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Mặc dù không là yêu cầu bắt buộc, nhưng người mua hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

    Chẳng hạn, nếu xuất khẩu sang thị trường ASEAN, mẫu chứng nhận xuất xứ sẽ là mẫu D (Certificate of Origin Form D); thị trường Trung Quốc sử dụng mẫu E, thị trường Mỹ sử dụng mẫu B, và còn nhiều mẫu khác tùy thuộc vào quy định của từng thị trường cụ thể.

    Bộ hồ sơ để xin cấp Chứng nhận Xuất xứ bao gồm:

    • Hóa đơn vận chuyển (Bill Of Lading),
    • Hóa đơn bán hàng (Invoice),
    • Danh sách hàng đóng gói (Packing List)
    • Tờ khai xuất khẩu thông quan.

    Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về định mức sản xuất và quy trình SX của sản phẩm, cũng như đầu vào nguyên vật liệu (gồm tờ khai nhập khẩu, hóa đơn mua nguyên vật liệu, và bảng kê thu mua) để chứng minh nguồn gốc và quá trình sản xuat của hàng hóa.

     

               3.2.  Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):

     

    Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là một văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm hoặc hàng hóa. CFS chứng nhận rằng sản phẩm hoặc hàng hóa đã được san xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Việc xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho lô hàng xuất khẩu tinh bột sắn tuân theo Quyết định 10/2010/QĐ-TTg, quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

    Hồ sơ yêu cầu giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):

    Văn bản đề nghị cấp CFS, nêu rõ về tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), và nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, có thể thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

     

    Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

     

    Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên và địa chỉ của cơ sở, cũng như các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

    Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa, bao bì, hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

     

    3.3 Giấy chứng nhận y tế - Health Certificate (HC):

     

     Giấy chứng nhận y tế, còn được gọi là Health Certificate và viết tắt là HC, được cấp cho sản phẩm trái cây sấy khô theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Quá trình xin giấy chứng nhận y tế cho sản phẩm tinh bột sắn dựa trên Thông tư 52/2015/TT-BYT, quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và quy trình cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

    Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế (HC):

    Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu được quy định trong Phụ lục 08 kèm theo Thông tư này.

    Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng trong lô hàng xuất khẩu, bao gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật). Thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).

    Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân).

    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trong trường hợp cần thiết) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân). 

     

    3.4 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certification): 

     

    Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một tài liệu quan trọng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là trong việc đảm bảo an toàn về mặt thực vật. Kiểm dịch thực vật được thực hiện bởi các cơ quan quản lý của Nhà nước và các đơn vị chức năng, nhằm ngăn chặn sự lây lan của các loài sâu bệnh, vi sinh vật có hại và cỏ dại nguy hiểm. Giống như một giấy phép thông hành, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho hàng hóa xuất khẩu đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ điều kiện để được chuyển ra nước ngoài.

    Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật:

    • Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật (theo mẫu).
    • Hợp đồng mua bán hàng hóa.
    • Vận đơn, Invoice, Packing List.
    • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất.
    • Mẫu của lô hàng cần kiểm dịch thực vật.   

    4. Lưu ý khi xuất khẩu Xoài Sấy Dẻo

    Doanh nghiệp cần kiểm tra với nước nhập khẩu xem có yêu cầu thêm gì về giấy tờ xuất khẩu không , để chuẩn bị tránh những rủi ro về sau đối với lô hàng.Xoài sấy cần được đóng gói đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định của nước nhập khẩuTheo nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác. Nội dung nhãn mác bao gồm:

    • Xuất xứ của hàng hóa.
    • Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
    • Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa được qui định tại phụ lục I của nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

     CÔNG TY VẬN CHUYỂN LOGISTICS PENGUIN

    Penguin Global Logistics Co., Ltd không chỉ là một đơn vị vận chuyển mà còn là đối tác đáng tin cậy giúp doanh nghiệp của bạn mở rộng quy mô kinh doanh và đạt được sự thành công. Hãy để chúng tôi đồng hành và chăm sóc mọi khía cạnh của quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển của bạn.

    Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để trải nghiệm sự chuyên nghiệp và tiện lợi trong mọi dịch vụ vận chuyển hàng hóa của chúng tôi. Penguin Global Logistics Co., Ltd - Sự lựa chọn đáng tin cậy cho mọi hành trình vận chuyển của bạn!